Các loại truyền động trên máy đào
Đây là phương pháp truyền động quen thuộc và có một thời gian dài từng được coi là hình thức truyền động quan trọng nhất. Những kiểu truyền động này bao gồm: truyền động bánh răng, truyền động xích, truyền động bánh vít.
Truyền động bánh răng: loại truyền động này thường được sử dụng rộng rãi nhất . Người ta thường dùng nó để truyền chuyển động quay cho trục ra. Tùy theo cách bố trí trục ra song song hoặc lệch góc mà người ta sử dụng bánh răng trụ hoặc bánh răng côn. Loại truyền động này vẫn còn được sử dụng trong các bộ giảm tốc
+ Truyền động xích: là cơ cấu truyền chuyển động giữa các trục song song nhờ dây xích ăn khớp vào các răng của hai đĩa xích. Căn cứ vào số dãy răng trên đĩa xích chủ động và bị động mà ta có truyền động xích một dãy hoặc nhiều dãy.
+ Truyền động bánh vít: Với phương pháp truyền động này ta có thể truyền chuyển động quay giữa hai trục chéo nhau là trục vít và bánh vít đối tiếp với nó. Bộ truyền động bánh vít có đặc điểm kích thước nhỏ gọn, tỷ số truyền lớn, làm việc êm và không ồn, có khả năng tự hãm; nhưng hiệu suất thấp, nhiệt sinh nhiều phải dùng các biện pháp làm nguội, vật liệu làm bánh vít tương đối đắt tiền để giảm ma sát.
Nhìn chung bộ truyền động cơ khí có những ưu, nhược điểm sau:
Ưu điểm
- Cấu tạo tương đối đơn giản
- Chế tạo dễ dàng
- Làm việc chắc chắn, có khả năng chịu tải lớn
- Giá thành chế tạo rẻ
Nhược điểm
- Kích thước bộ truyền lớn, trọng lượng nặng
- Làm việc gây tiếng ồn lớn
- Khi truyền công suất đi xa thường tổn thất công suất do ma sát và quán tính lớn
- Tốc độ và mô men xoắn được biến đổi theo cấp
Truyền động thủy lực là phương pháp truyền động được sử dụng phổ biến hiện nay và trở thành một trong những khuynh hướng phát triển của loại máy xúc đào này.
Theo nguyên lý làm việc truyền động thủy lực được chia làm hai loại: truyền động thủy động và truyền động thủy tĩnh (truyền động thể tích).
+ Truyền động thủy động: với phương pháp truyền động này không có mối liên hệ cứng giữa khâu chủ động và khâu bị động. Để truyền chuyển động tới khâu bị động (trục tua bin), động năng được sử dụng làm quay bánh bơm. Ở đây, trục bánh bơm quay được nhờ nhận trực tiếp chuyển động quay của trục động cơ hoặc cơ năng khác.
+ Truyền động thể tích: là phương pháp truyền động có chức năng đảm bảo mối liên hệ cứng (trong giới hạn không thể nén được của chất lỏng) giữa khâu chủ động và khâu bị động của bộ truyền động thủy lực, có truyền dẫn năng lượng do bơm tạo ra đến bộ phận chấp hành (xy lanh thủy lực hoặc động cơ thủy lực) qua chất lỏng công tác để truyền vào một khoang kín.
Do đó, máy xúc đào là 1 thiết bị chuyên dụng với tính năng hoạt động nhanh gọn hiệu quả, chuyên dụng trong công tác thi công cơ sở hạ tầng, đẹm lại hiệu quả cao cho quý khách.
Ưu, nhược điểm của phương pháp truyền động thủy lực:
Ø Ưu điểm:
- Dễ thực hiện điều chỉnh vô cấp và tự động điều chỉnh vận tốc chuyển động của bộ phận làm việc trong máy ngay cả khi máy đang làm việc
- Truyền động công suất làm việc lớn và xa
- Cho phép đảo chiều chuyển động của các bộ phận làm việc của máy dễ dàng
- Có thể đảm bảo cho máy làm việc ổn định không phụ thuộc vào sự thay đổi tải trọng ngoài
- Kết cấu gọn nhẹ, có quán tính nhỏ do trọng lượng trên một đơn vị công suất của truyền động nhỏ
- Do chất lỏng làm việc trong truyền động thủy lực là dầu khoáng nên có điều kiện bôi trơn tốt các chi tiết
- Truyền chuyển động êm hầu như không có tiếng ồn
- Độ tin cậy và độ bền cao
- Điều khiển nhẹ nhàng
Ø Nhược điểm:
- Khó làm kín các bộ phận làm việc, chất lỏng làm việc dễ bị rò rỉ hoặc không khí dễ bị lọt vào, làm giảm hiệu suất và tính chất làm việc ổn định của truyền động
- Vận tốc truyền động bị hạn chế vì phải đề phòng hiện tượng va đập thủy lực, tổn thất cột áp, tổn thất công suất lớn và xâm thực
- Yêu cầu chất lỏng làm việc tương đối phức tạp, độ nhớt phải thích hợp ít thay đổi khi nhiệt độ và áp suất thay đổi
- Áp lực dầu công tác khá cao đòi hỏi công nghệ chế tạo đạt độ chính xác cao, do đó giá thành của bộ truyền động thủy lực đắt hơn các bộ truyền động khác.